Đối với một số trường hợp sốt nhẹ, nhiệt độ trong miệng không tăng quá 37 – 38 độ C thì có thể không cần dùng đến thuốc. Các bạn có thể tham khảo một số món ăn bài thuốc dân gian có công dụng chữa sốt nhẹ dưới đây:
Tìm hiểu thêm:

Các món ăn bài thuốc dân gian chữa sốt nhẹ
1. Nước sơn dược
Chữa trị: Sốt nhẹ do âm hư, nóng trong (buổi chiều sốt đêm ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, mất ngủ hay mơ, lưỡi đỏ, bựa lưỡi ít, mạch vi nhược).
Liều lượng, cách dùng: Dùng l00g củ sơn dược thái lát, sắc lấy 2 bát nước, uống thay nước chè.
Công hiệu: Chữa trị ho khan, sốt nhẹ (bênh lao) tì vượng, ỉa chảy.
2. Nước mía, cháo gạo
Chữa trị: Sốt nhẹ do âm hư, nóng trong (bệnh trạng như trên).
Liều lượng, cách dừng: Lấy mía tươi, rửa sạch, ép lấy 100ml nước mía cho vào 100g gạo tẻ nấu cháo.
Công hiệu: Khỏi sốt, ra mổ hồi, khỏi ho.
Chú ý: Những người mắc chứng đái đường không được dùng.
3. Cháo lá sen
Chữa trị: về mùa hè sốt nhẹ (mùa hè sốt nhẹ, sang thu mát dần tự khỏi, không ra mồ hổi, một mỏi, thân hình gày còm, lưỡi đò, bữa lưỡi vàng)
Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 lá sen to tươi, rửa sạch, cho vào 500ml nước sắc kỹ gạn lấy nước, cho vào l00g gạo tẻ, một ít nước đường trắng nấu thành cháo. Ăn vào 2 buổi sáng, chiều.
Những người mắc chứng mùa hè sốt, huyết áp cao, mỡ trong máu nhiểu, béo phì, đái đường dùng bài thuốc này rất tốt.
4. Bột sắn dây nấu cháo
Chữa trị: Mùa hè sốt nhẹ (bệnh trạng như trên).
Liều lượng, cách dùng: Củ sắn dây tươi, rửa sạch sát lấy bột. Cho 30g bột sắn l00g gạo tẻ nấu thành cháo. Ăn điểm tâm vào 2 buổi sáng, chiều.
Công hiệu: Chữa khỏi chứng mùa hè sốt, ngoại cảm sốt, khát nước.
Không phải kiêng kỵ gì, mọi lứa tuổi đều dùng được.
5. Hoàng kỳ, táo tàu, gạo
Chữa trị: Sốt nhẹ do khí huyết he (bệnh trạng: sau mệt nhọc, sốt nhẹ, nhức đầu, toát mồ hôi, dẫn đến cảm mạo, thân thể mệt mỏi, ăn ít, ỉa lỏng, nhạt miệng, bữa lưỡi trắng, mạch vi).
Liều lượng, cách dùng: Hoàng kỳ tươi 30g cam thảo 15gr, sắc lấy nước. Dùng lOOg gạo tẻ, 10 quả táo, nấu thành cháo. Khi cháo chút nhừ, trộn nước thuốc vào quấy đều. Ăn vào 2 buổi: sáng, chiều.
Chữa chứng khí hư, sốt nóng rất hiệu quả.
Người già, người trung tuổi cơ thể suy nhược có thể dùng thường xuyên, có tác dụng chữa sốt nhẹ, chữa khí huyết hư, và tăng cường thể lực kéo dài tuổi thọ.
Chú ý: Người bị ngoại cảm, sốt nóng không được dùng.
6. Cháo sơn dược, ý dĩ, mứt hồng
Chữa trị: Sốt nhẹ do âm hư, nóng trong (bệnh trạng như trẽn).
Liều lượng, cách dùng: Sơn dược tươi 100g, ý dĩ tươi 100g, mứt hồng 30g. Trước hết, giã nát sơn dược, ý dĩ nấu thành cháo, sau đó cho mứt hồng vào quấy đều. Ăn thường xuyên.
Món cháo này dùng thích hợp với những người âm suy, tì phế hư, buổi chiều sốt nhẹ, ho khan, ít đờm, biếng ăn.
Chú ý: Những người âm hư, ra nhiều mổ hôi không nên dùng vì mứt hồng không có lợi cho chứng âm suy, ra mồ hôi nhiều.
7. Baba, bối mẫu, tri mẫu…
Chữa trị: Sốt cao.
Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 con ba ba khoảng 500g, bỏ đầu, mật, gan, chặt miếng, trộn với bố mẫu, tri mẫu, tiền hồ, tử hồ, hạnh nhân mỗi thứ 5g, cho vào 1 ít rượu, muối. Hấp trong 1 tiếng, ăn nóng.
Công hiệu: Bổ âm, khỏi hư nhiệt.
Bình luận về bài viết