Mục lục nội dung
Các chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày cần có: nước; protein; mỡ; carbohydrate; vitamin; chất khoáng. Đây là 6 loại chất dinh dưỡng cần thiết.
1. Nước
Nước là chất cần thiết nhất cho sự tồn tại của sinh mệnh. Người không ãn cơm có thể tồn tại hơn 10 ngày, người không uống nước thì vài ba ngày sẽ chết. Tính chất quan trọng của nước chỉ dứng sau không khí.
Tác dụng của nước trong cơ thể người là:
- Cấu thành tổ chức của cơ thể. 2/3 thể trọng của cơ thể người là nước, đứa trẻ thể trọng là 6kg thì 4kg là nước.
- Điều tiết nhiệt độ cơ thể, làm cho nhiệt độ cơ thể luôn luôn ổn định ở 36 — 37 °C.
- Thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể, tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển và bài tiết.
- Hỗ trợ duy trì áp lực thẩm thấu bình thường của chất lỏng trong cơ thể, làm cho các chất lỏng giữ chức trách của chúng.
- Bôi trơn các bộ phận vận động của cơ thể, để cơ thể vận động được điều hòa.
Nước có từ thức uống, rau và trái cây. Sự trao đổi protein, mỡ và carbohydrate cũng có thể sản sinh ra nước.
Trẻ cần nhiều nước hơn người lớn, trẻ càng nhỏ tuổi cần lượng nước càng nhiều. Lứa tuổi khác nhau, mỗi ngày mỗi kg thể trọng cần lượng nước là:
- Trẻ sơ sinh: 100 – 155 ml
- 3-7 tuổi: 90 – 110 ml
- 10 tuổi: 70 – 85 ml
- 14 tuổi: 50 – 60 ml
Thiếu nước có thể gây ra hỗn loạn công năng sinh lý; quá nhiều nước cũng không tốt, có thể tăng phụ tải cho tim thận, làm nhạt dịch vị, ảnh hưởng công năng tiêu hóa hấp thụ, thậm chí sinh ra trúng độc nước.
2. Protein
Những bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, gan, thận, da, cơ bắp, huyết dịch, tóc … đều do protein cấu thành.
Tác dụng của protein đối với cơ thể người là:
- Sinh mới và tu bổ tổ chức cơ thể, khiến cho chiều cao, thể trọng của cơ thể tăng trưởng, các tổn thương có thể nhanh chóng hồi phục.
- Cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
- Tham gia các hoạt động sinh lý của cơ thể, như tham gia tiêu hóa thức ăn, phụ trách vận chuyển ôxy, hỗ trợ cho tim đập, làm giãn cơ bắp, điều tiết chất kích thích công nàng sinh lý, duy trì cân bằng thể lỏng, truyền dạt thông tin thần kinh, điều chỉnh độ acid kiềm v.v…
Nguồn chủ yếu của protein có từ gà, vịt, cá, thịt, trứng, sữa, các loại đậu, lạc, vừng…
Nhu cầu protein của trẻ em mỗi ngày cũng nhiều hơn người lớn. Vì trẻ đang ở thời kỳ sinh trưởng phát triển thịnh vượng, cần lượng lớn protein dể bổ sung cho sự hao hụt mỗi ngày. Cho nên lượng protein cần thiết cho mỗi kg thể trọng mỗi ngày của trẻ ở các lứa tuổi là:
- Trong 1 tuổi : Trẻ bú sữa mẹ cần 2g ; Trẻ nuôi bằng sữa bò cần 3,5g
- 1-4 tuổi : 2,5 – 2 kg
- 7 tuổi 1,5 – 2 kg
- Trên 13 tuổi : l,5g
Qua đó thấy trẻ càng nhỏ tuổi nhu cầu càng lớn.
Khi trẻ thiếu protein có thể khiến tốc độ sinh trưởng phát triển chậm, cơ bắp yếu mềm không có sức, cơ thể gầy nhỏ, dễ sinh bệnh, sưng phù, thiếu máu.
Khi trẻ nhiều protein quá, dễ sinh ra táo bón, ăn uông không tốt.
3. Chất béo
Chất béo rất quan trọng đối với cơ thể, cơ thể không thể không có chất béo, cho nên các bậc cha mẹ cần phải hiểu chính xác công dụng của chất béo để đảm bảo cho trẻ phát triển sinh trưởng bình thường.
Tác dụng của chất béo đối với cơ thể là:
- Cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Nhiệt năng là dộng lực hoạt dộng của sinh vật, giống như hơi nước đối với máy hơi nước.
- Duy tri nhiệt độ bình thường, lớp mỡ dưới da giống như tầng cách nhiệt có thể ngăn ngừa phần lớn nhiệt trong cơ thể phát tán ra ngoài.
- Ổn định cơ quan nội tạng, làm cho nội tạng tránh dược chấn động và tổn thương quá độ.
- Thúc đẩy sự hấp thụ vitamin hòa tan trong chất béo. Nếu không có chất béo, cho dù cơ thể người đã thu nhận vitamin, vitamin cũng sẽ bị bài tiết ra ngoài.
- Cung cấp acid – kiềm cần thiết cho cơ thể. Một số loại acid béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể là chất không thế thiếu nhưng cơ thể lại không có cách gì tự hợp thành dược, chỉ hoàn toàn dựa vào sự cung cấp của chất béo trong thức ăn.
Con đường mà cơ thể thu nhận chất béo chủ yếu là do thức ăn cung cấp như sữa, lòng đỏ trứng, mỡ, thịt, bơ, gan, đậu, vừng, quả dầu thực vật, đều có rất nhiều chất béo. Ăn vào carbohydrate và protein cũng có thể hợp thành chất béo.
Trẻ con mỗi ngày mỗi kg thể trọng cần 3 – 4g chất béo.
Cung cấp quá ít chất béo, thể trọng của trẻ không tăng, ăn kém, mắt khô, sợ ánh sáng, bị bệnh còi xương.
Cung cấp quá nhiều chất béo cũng làm cho năng lực tiêu hóa giảm, đại tiện nhiều, không muốn ăn cơm, thể trọng giảm.
4. Carbohydrate
Carbohydrate có thể sản sinh ra phần lớn nhiệt lượng cung cấp cho nhu cầu hoạt động sinh lý của cơ thể.
Carbohydrate được chia ra làm 2 loại: Một là các loại đường, được cơ thể hấp thụ lợi dụng, chủ yếu là cung cấp nhiệt lượng; một loại khác là cellulose, nó không thể tiêu hóa hấp thụ trong cơ thể, cũng không sinh ra nhiệt lượng, do đó mọi người thường cho rằng nó không có tác dụng. Những năm gần đây, người ta nói phát hiện vai trò to lớn của cellulose đôi với cơ thể là có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và giảm hấp thụ những chất có hại, có thể giảm nồng độ đường trong máu sau bữa ăn, đề phòng bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, phòng trị xơ cứng động mạch v.v. được gọi là “chất dinh dưỡng thứ 7”.
Carbohydrate tồn tại rộng khắp trong các loại thức ăn, như trong ngũ cốc, bột mì, trái cây, sữa đường mía, nước đường, đậu…
Carbohydrate là chất dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, mỗi ngày mỗi kg thể trọng cần 10 – 12g.
Khi ăn vào không đủ carbohydrate, thể trọng của trẻ không đủ, dường trong máu quá thấp, dễ sinh ra váng đầu hoặc hôn mê ngất xỉu, tiêu hóa chất béo cũng không tốt.
Ăn vào nhiều carbohydrate quá có thể làm cho cơ bắp nhão, sắc mặt trắng bệnh, dễ béo và dễ lây nhiễm bệnh.
5. Vitamỉn
Vitamin có thể tăng cường hoạt tính của nhiều loại men, điều tiết công năng sinh lý của cơ thể, làm cơ thể hoạt động bình thường.
Vitamin có rất nhiều loại nhưng có 11 loại có quan hệ mật thiết với trẻ: Vitamin A, Bi, B2, Be, Bi2, c, D, E, K, niacỉn (acid nicotinic) folacin (acid folic), những loại này đều có nhiệm vụ riêng, thiếu bất cứ một loại nào đều không ổn. Nhưng nếu nạp vào cơ thể một lượng vitamin quá nhiều cũng dễ sinh bệnh. Nhu cầu hàng ngày của trẻ là:
- Vitamin A: 2000 – 5000 IU/d
- Vitamin B1: 0,5 – 1 mg/d
- Vitamin B2: 0.6 – 1 mg/d
- Vitamin B6: 0.4 – 2 mg/d
- Vitamin B12: 1 ug/d
- Vitamin C: 30 – 50 mg/d
- Vitamin D: 400 IU/d
- Vitamin K: lmg/d
- Niacin: 8 – 20md/d
- Folacin: 25 – 70 ug/d
Vitamin có rất nhiều trong gan, trứng, thịt, sữa, rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi, chỉ cần trẻ không khảnh ăn, ãn uống bình thường sẽ không thiếu vitamin.
6. Khoáng chất
Khoáng chất mà cơ thể cần có hơn 10 loại, tác dụng chủ yếu của khoáng chất là: Cấu tạo cơ thể; Điều tiết hoạt động sinh lý. Khoáng chất trẻ cần nhất là: canxi, phospho, đồng, sắt, natri, kẽm, kali, clor, magne, iode.
Bình thường trẻ không thiếu natri, kali, chlo, dễ thiếu nhất là canxi, sắt và kẽm. Thiếu canxi dễ sinh ra còi xương; thiếu sắt thì dễ sinh ra thiếu máu do thiếu sắt, dễ xảy ra nhất là ở tuổi sơ sinh; sự nguy hại của thiếu kẽm xem ở phần sau. Cho nên nhu cầu canxi, sắt, kẽm mỗi ngày của lứa tuổi khác nhau là:
Canxi(g) Sắt(g) Kẽm (g)
Trong 1 tuổi: 0,4-0,60 10-15 3-5
1-4 tuổi: 0,85 15-10 10
7 tuổi: 0,85 10 10
Trên 13 tuổi: 1,2 18 15
Bình luận về bài viết