Mục lục nội dung
Nhiều người sinh ra chỉ có một trái thận còn trái kia bà mụ mải vui chơi quên không gắn vào. Thực ra, mỗi người chỉ cần một trái thận là đủ để hoàn tất những nhiệm vụ cặn bản. Nhưng Thượng đế đã nghĩ đến việc một lúc nào đó, một trái thận sẽ được hiến dân cho người thân khi mà cả hai trái thận của họ suy hư. Cho nên, Ngài ban cho mỗi người hai trái, nằm hai bên xương sống, sau bụng, cho cân bằng.
Thận là gì?
Thận (hay cật thường khi nói đến cơ thể loài thú) là một tạng (cơ quan) trong hệ tiết niệu, có hai quả, có nhiều chức năng, được tìm thấy trong một số loại động vật có xương sống và không xương sống. Chúng là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Trong việc tạo ra nước tiểu, các quả thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận cũng sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.
Tìm hiểu thêm:
Giải phẫu thận
Thận chỉ nhỏ bằng nắm tay một em bé, hình hạt đậu, màu hồng nhạt, nửa đỏ nửa nâu, nặng khoảng 150 gram. Cấu tạo chính của thận là cả triệu những tiểu cầu thận tinh vi, nhỏ bé mà mỗi ngày có tới gần hai trăm lít chất lỏng với đủ các thành phần hóa chất lọc qua và khoảng 1,5 lít nước tiểu được thận bài tiết ra ngoài.
Chức năng chung của thận
Tuy nhỏ bé nhưng thận có những chức năng rất quan trọng.
Nhiệm vụ căn bản của thận là điều hòa toàn thể khối chất lỏng trong cơ thể, cân bằng nồng độ acid/kiềm; sa thải các cặn bã như urea, uric acicl, creatinine, ammonia; giữ lại chất dinh dưỡng đường glucose, đạm, hồng huyết cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu chức năng này ngưng khoảng hai tuần là con người có thể sẽ chết.
Thận tiết ra những kích thích tố để kiểm soát sự xuất nhập của nước, khoáng sodium và potas- sium. Thận giúp giữ huyết áp bình thường; góp phần vào việc cấu tạo hồng huyết cầu. Thận cũng liên can tới việc sử dụng kháng Calcium va phos- phore trong tiến trình tạo xương. Thận còn liên hệ tới sự cấu tạo hồng cầu ở tủy sống với kích thích tố erythropoietin do thận tiết ra.
Thận là cơ quan loại bỏ những chất thải độc hại đối với cơ thể, duy trì sự cân bằng của nước, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như can-xi, kali, natri. Tất cả những chức năng cần thiết đối với cơ thể này đều do hai quả thận đảm nhận.
Không như quả tim mà người ta có thể nghe nhịp đập, hay dạ dày đôi khi gây cảm giác đau, thận hoạt động âm thầm. Do thận có khả năng hoạt động bù trừ rất tốt, chỉ với 3/5 quả thận, nó có thế hoạt động chức năng bình thường, đảm bảo cân bằng nội môi trong cơ thể. Do đó, cho đến một ngày nào đó nó bộc phát, biểu hiện bất thường trên lâm sàng thì phần nhu mô thận bị tổn thương thực sự đã khá lớn.
Chức năng đầu tiên của thận là lọc máu nhằm loại bỏ những chất độc. Tốc độ lọc máu qua cầu thận là khoảng 120 ml/ phút. Cứ khoảng mỗi phút, một lít máu đi qua thận. Các chất bổ dưỡng được giữ lại, các chất khác được lọc ra qua đường hệ thống cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Nước tiểu đầu có thành phần gần giống như huyết tương nhưng tỉ lệ albumin nhỏ hơn rất nhiều. Các thành phần cần thiết tiếp tục được tái hấp thu qua hệ thống ống góp bao gồm ống lượn gần, ống góp, ống lượn xa. Cuối cùng, tạo thành nước tiểu, được đưa xuống bàng quang và thải ra ngoài.
Thận điều hòa việc bổ sung khoáng chất và duy trì sự cân bằng về nước, điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận bị suy, cơ thể sẽ bị mất cân bằng kiềm toan, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Thận còn sản xuất hormone như erythropoietin, ezym và vitamin. Erythropoietin tham gia vào quá trình điều hòa sản sinh hồng cầu. Phức hợp cận cầu thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh thận
- Bệnh cao huyết áp.
- Tiểu đường.
- Một số căn bệnh nhiễm trùng.
- Việc tiêu thụ thuốc quá mức.
- Nhưng căn bệnh suy thận mạn tính chỉ xuất hiện ở giai đoạn gần cuối.
Các bệnh lý thường gặp
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm cầu thận mạn.
- Viêm thận bể thận cấp.
- Viêm thận bể thận mạn.
- Viêm ống thận cấp.
- Hội chứng thận hư.
- Sỏi thận tiết niệu.
- Suy thận cấp.
- Suy thận mạn.
- Thận ứ nước.
- Thận đa nang.
Hậu quả của bệnh thận
Ở giai đoạn nghiêm trọng nhất, cuộc sống của bệnh nhân suy thận bị đe dọa do ứ đọng các chất thải độc hại trong máu làm nồng độ các chất này tăng rất cao trong huyết thanh, các chất đặc hiệu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh thận là ure và creatinin, gây ra hội chứng ure máu cao, nặng hơn bệnh nhân có thể dẫn tới hôn mê thận. Tới giai đoạn này, cần được điều trị bằng phương pháp lọc thẩm tách (chạy thận nhân tạo) hay ghép thận.
Qua bài viết này chúng ta đã biết được chức năng của thận trong cơ thể cũng như nguyên nhân gây ra các bệnh về thận.