Sau khi trẻ chào đời, tốc độ sinh trưởng phát triển mỗi ngày mỗi khác, phải thêm thức ăn phụ kịp thời cho trẻ.
Tại sao lại phải thêm thức ăn phụ?
Vì tuy rằng sữa là chất dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ, nhưng trong sữa thiếu chất sắt, hàm lượng vitamin B trong sữa ít, hàm lượng vítamin c cũng không đủ. Ngoài ra sữa là thức ăn lỏng, không thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển nhanh chóng của trẻ. Cho nên trẻ lớn lên theo năm tháng, nhu cầu các chất trong cơ thể cũng táng dần, lại do răng sữa dần dần mọc ra và năng lực tiêu hóa tăng mạnh, đối với chất và lượng của thức ăn càng có nhu cầu lớn hơn. Lúc này có thể thay đổi dần kết cấu và thói quen ăn uống của trẻ, khiến cho trẻ từ àn loại thực phẩm đơn thuần là sữa chuyển sang loại thức ăn nửa loãng => thức ăn mềm => thức ãn cứng phong phú hơn, khiến cho trẻ thích nghi với thức àn của nhi đồng sau này.

Nếu cha mẹ đã chú ý tăng thêm thức ăn phụ thì người lớn, trẻ nhỏ đều có lợi. Một là làm cho thân thể của trẻ có thể bảo đảm cân bằng cung – cầu chất dinh dưỡng, trẻ ít bệnh tật hoặc không mắc bệnh, các chỉ tiêu sinh lý, như thể trọng và chiều cao đều dạt theo thời gian, trẻ trưởng thành một cách khỏe mạnh, hoạt bát. Hai là khi cần phải cai sữa, trẻ không vì sự thay đổi đột nhiên của chủng loại thức ăn mà gây hỗn loạn chức năng tiêu hóa, mất điều hòa trao đổi chất và sinh ra bệnh tật. Ngược lại, nếu chỉ muốn tiện lợi, tiết kiệm, tùy tiện cho con bú sữa mẹ hoặc sản phẩm thức ăn thay thế khác, hoặc không hiểu bổ sung thức ăn thay thế như thế nào mà không tăng thêm thức ăn mới cho trẻ, hoặc tuy có tăng nhưng phương pháp, chủng loại không thích hợp. Lúc đó, do nguyên liệu “không đủ” hoặc “cung không đủ cầu”, hậu quả là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của trẻ, khiến chiều cao, thể trọng, trí lực của trẻ phát triển thấp hơn bình thường, hơn nữa còn dễ mắc các chứng bệnh khác.
Vậy, thức ăn cho trẻ ăn thêm có những loại nào?
Ngoài yêu cầu phải có giá trị dinh dưỡng và nhiệt nàng khá cao, thức ăn phải có nhiều khoáng chất và các loại vitamin. Điều đó cần đến các loại thức ăn như gạo, ngô, thịt, trứng, sữa, rau, trái cây. Ngoài ra, chọn thức ăn thêm còn phải dựa vào năng lực tiêu hóa mạnh yếu của trẻ ở tháng tuổi khác nhau và nhu cầu chất dinh dưỡng khác nhau, các bậc cha mẹ nên làm theo nội dung thời gian trình tự cho thức ăn thêm sau đây:
Một tháng sau khi sinh.
Cho dầu gan cá, mỗi ngày 400 IU. Ngày nay, dầu gan cá đặc bổ sung vitamin A, D cho trẻ đã thành nếp bình thường, mục đích của nó là giúp cho cơ thể của trẻ thu nhận canxi, đề phòng còi xương. Nhưng không được quá nhiều, nếu không dễ xảy ra trúng độc vitamin A hoặc D, xuất hiện triệu chứng không muốn ăn, nôn mửa.
Tuần thứ 3 sau khi ra đời
Cho ăn nước rau, nước trái cây, nước củ cải, nước rau cải, nước cà, nước cam, nước sơn trà, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa, sau tăng dần để bổ sung các loại vitamin, nhất là vitamin c.
1 – 2 tháng
Trong sữa cho 5% nưởc gạo hoặc bột gạo.
3 tháng
Cho ăn hồ bột gạo hoặc hồ bánh, mỗi lần 1 thìa, dần dần cho 3-4 thìa, mỗi ngày 2 lần.
4 – 5 tháng
Cho ăn thức àn có nhiều chất sắt, như lòng đỏ trứng gà, từ 1/3 cái, tăng dần đến 1 cái 1 lần. Huyết động vật cũng là thức ăn có nhiều chất sắt, các thức ăn khác như thịt xay, cá rốt xay, cháo bột đậu xanh cũng cần phải cho ăn thêm. Cho ăn những thức ãn này một là thay đổi thói quen ăn uống của trẻ, làm cho trẻ thích nghi với các loại thức ăn mới, điều quan trọng hơn là bổ sung thêm chất sắt cho trẻ, tránh hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.
5 – 6 tháng
Cho ăn cháo, mỳ nấu nhừ, nát.
6 – 7 tháng
Cho ăn bánh bao không nhân, bánh quy, bánh gatô. Lúc này ràng trẻ đã dần dần mọc ra, tăng thêm những thức ãn cần phải nhai này có thể giúp cho sự phát triển của răng, luyện khả năng nha. Nếu không bổ sung thêm, về sau trẻ không biết nhai thức ãn, ảnh hưởng đến công năng tiêu hóa.
8 – 9 tháng
Cho ăn thêm khoai tây, khoai lang, cháo, thịt băm, gan băm, thịt cá xay, đậu phụ, rau nát, trái cây nát, trứng, … vừa huấn luyện khả năng nhai cho trẻ, lại có thể tăng cường công năng tiêu hóa thu nhận của ruột – dạ dày.
10 – 12 tháng
Thức ăn phụ có thể chuyển dần thành thức ăn chính. Bánh bao, mì, cơm nát, rau nát, thịt băm, trứng rán đều có thể điều chỉnh cho ăn.
Nguyên tắc cho ăn thức ăn thêm
Nhìn con lớn lên thay đổi hàng ngày, các bậc cha mẹ rất vui sướng, muốn cho con ăn các loại thức ãn ngoài sữa. Nhưng việc gì cũng phải làm theo trình tự mới không có hiện tượng hổn loạn. Cho ãn thức ăn thêm cũng phải tuân theo một nguyên tắc nhất định, mới đảm bảo được mục đích là thúc đẩy cơ thể trẻ sinh trưởng và phát triển, mới không có tình hình trẻ nôn mửa, tháo dạ, không muốn ăn, nghiêm trọng hơn là năng lực tiêu hóa của trẻ giảm, khả năng thu nhận chất dinh dưỡng bị hạn chế, từ dó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của trẻ. Không hiếm trường hợp cho con ăn thức ăn thêm không thỏa đáng dẫn đến trẻ bị bệnh tật, èo uột.
Cho nên, khi cho trẻ ăn thức ăn thêm, phải tính đến chất và lượng của thức ăn thêm, khả năng tiêu hóa và năng lực thích nghi của trẻ, phải tính đến nhu cầu dinh dưỡng, phải tuân thủ đúng nguyên tắc cho ăn thức ăn, mới có thể đảm bảo sức khỏe cho trẻ lớn lên.
- Cho ăn thêm từng loại một. Không được nôn nóng cho trẻ đang ăn sửa chuyển ngay sang ăn cơm, nên thử cho ăn trước một loại, để sau 3-4 ngày, thức ăn thích nghi với ruột và dạ dày, lại cho ăn thêm một loại khác, như thế mới có thể tránh được tiêu hóa khống tốt.
- Lượng và chất cho ăn thêm phải từ ít đến nhiều, từ loãng đến khô, từ nhỏ đến thô, từ nhạt đến mặn, tăng từ từ.
- Thời gian cho ăn thêm nên sớm không nên quá muộn. Nói chung, ba tuần sau khi sinh là có thể bắt dầu cho ăn thêm từ từ, nhất là nuôi bộ hoặc cho ăn hỗn hợp lại càng phải như thế.
- Tăng chất thì không tăng lượng, thêm lượng thì không thêm chất, không nên đồng thời tăng chất và lượng.
- Mỗi lần cho ăn thêm môi loại thức ăn mới, phải quan sát tình hình tiêu hoá của bé tốt hay xấu. Nếu không có các triệu chứng tháo dạ, nôn mửa, trong phân có thức ăn dư không tiêu hóa được V.. có nghĩa là trẻ có thể tiếp nhận được loại thức ăn đó, lúc này quyết định tăng lượng, chất, chủng loại thức ăn cho ăn thêm.
- Sau khi cho ăn loại thức ăn thêm mới, nếu trẻ không thích nghi hoặc bị bệnh, phải ngưng cho ãn loại thức ãn này, đợi cho trẻ ăn uống, đại tiện bình thường rồi mới tăng tỉmg lượng nhỏ.
Mùa hè khí hậu nóng nực, trẻ ra mồ hôi nhiều, công năng tiêu hóa thấp, cho ăn thức ăn thêm phải chậm lại.
Bình luận về bài viết