Có những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nhưng đôi khi lại được giải quyết bằng những giải pháp khá đơn giản. Đó chính là trường hợp của bệnh tim. Chỉ cần bạn thay đổi nếp sông của mình theo một hướng tích cực hơn, đôi khi bạn có thể thoát khỏi căn bệnh chết người này mà không cần đến cả sự can thiệp của thuốc men dĩ nhiên là điều này chỉ đúng khi bạn còn chưa lên cơn đau tim.
Một số nhà khoa học tuyên bố rằng, chỉ cần tuân thủ chế độ ăn uống giảm mạnh chất béo, sông nếp sông giản dị hơn, giải quyết mọi lo lắng, căng thẳng, bệnh nhân đau tim có thể sẽ hồi phục chỉ trong vòng một năm.
Tuy nhiên, những chứng cứ thuyết phục hơn được đưa ra sau một cuộc nghiên cứu thử nghiệm kéo dài một năm với 41 người mắc bệnh tim tình nguyện tham gia, trong đó có cả nam và nữ, độ tuổi từ 35 đến 75.
Những người bệnh được thuyết phục đồng ý thay đổi nếp sông của mình theo như được hướng dẫn, như một phương thức dùng trị liệu chứng bệnh tim của họ.
Người ta tách ra 22 người trong số này để hướng dẫn những thay đổi đáng kể trong sinh hoạt và thói quen hàng ngày. Chế độ ăn của họ là chế độ ăn chay, được giảm mạnh lượng chất béo. Hàng ngày, họ tập thể dục đều đặn và được tham dự một khóa học về chông căng thẳng tâm lý. Tất cả đều bỏ hẳn không hút thuốc lá, không uống cà phê, không uống rượu và các thức uống có cồn.
Nhóm còn lại gồm 19 người được tham gia vào một chương trình chung mà hầu hết các bác sĩ tim mạch vẫn thường khuyến khích bệnh nhân tham gia. Họ không hút thuốc lá, tập thể dục vừa phải và ăn thức ăn theo giới hạn tối đa là 30% chát béo trong tổng số năng lượng được cơ thể tiêu thụ.
Sau một năm, 18 trong số 22 người của nhóm thứ nhất có những thay đổi thấy rõ. Các động mạch trước đây tắt nghẽn giờ được thông thoáng như cũ, tất cả các mạch máu đều trở lại tình trạng hoàn hảo như khi họ chưa mắc bệnh.
Các triệu chứng bệnh trong cả nhóm được ghi nhận giảm thiểu đi ở các mức độ:
- Chu kỳ lập lại của những cơn đau: giảm 91%
- Thời gian kéo dài của những cơn đau: giảm 42%
- Mức độ nghiêm trọng của những cơn đau: giảm 28%
Các nhà nghiên cứu trong cuộc thử nghiệm này cũng đưa ra nhận xét là: những bệnh nhân nặng nhất có những thay đổi khả quan nhất, và phụ nữ dễ có những thay đổi khả quan hơn nam giới.
Trong nhóm thứ hai gồm 19 người, chỉ có 8 người có dấu hiệu thay đổi tích cực, nhưng lại có đến 10 người trở nên tệ hại hơn trước nhiều. Các chỉ số ghi nhận về chu kỳ lập lại của những cơn đau, thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng đều gia tăng hơn trước.
Các nhà nghiên cứu nói rằng những thay đổi tích cực trong nhóm bệnh nhân thứ nhất tương tự như hiệu quả của việc điều trị bằng cách dùng thuốc làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Tụy nhiên, thực tế là những bệnh nhân này hoàn toàn không được điều trị bằng thuốc.
Mặc dù trong nhóm thứ hai cũng có 8 người có dâu hiệu thay đổi tích cực, nhưng qua thử nghiệm này, các nhà khoa học kết luận là cần phải áp dụng những thay đổi nếp sông một cách triệt để hơn mới tác động mạnh đến căn bệnh.
Những lời khuyên cụ thể mà bạn có thể rút ra từ đây để áp dụng với bệnh tim là:
- Ăn chay, với hàm lượng chất béo giảm mạnh, chỉ trong phạm vi 10% tổng số năng lượng tiêu thụ của cơ thể (tính bằng calori).
- Loại trừ tất cả các nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý, tập thở sâu, tập ngồi thiền và thư giãn mỗi ngày ít nhất là một giờ.
- Loại bỏ thuốc lá, cà phê, rượu bia một cách tuyệt đối.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày. Đi dạo những quãng ngắn ít nhát là 3 giờ trong một tuần.
- Sinh hoạt tập thể gia đình, bạn bè, câu lạc bộ… ít nhát là 2 lần trong một tuần để có những trao đổi cởi mở và nhận sự hổ trợ về mặt tâm lý từ cộng đồng.
Cách giảm nhịp tim không dùng thuốc
Nhịp tim nhanh không phải là một vấn đề nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, nếu mức tăng nhanh lên đến chừng 160 nhịp trong một phút có thể gây khó chịu và thậm chí bắt đầu nguy hiểm. Nhịp tim bình thường của một người ở tuổi trưởng thành là từ 50 đến 100 nhịp mỗi phút.
Ngoài việc can thiệp bằng thuốc, các bác sĩ từ lâu vẫn sử dụng một số biện pháp đơn giản để làm giảm nhịp tim khi cần thiết. Xoa bóp các động mạch ở cổ hoặc ấn nhẹ để tạo một sức ép lên hai mắt, là những biện pháp có thể làm giảm nhịp tim.
Gần đây, nghiên cứu tâm sinh lý của những người thợ lặn, các bác sĩ đã tìm ra một phương thức mới hiệu quả hơn. Khi một thợ lặn lao xuống nước lạnh, nhịp tim của họ tự nhiên chậm lại đáng kể, điều này là do tâm lý dự báo trước về lượng dưỡng khí mà cơ thể nhận được đang bắt đẩu giảm đi. Một hiệu quả tương tự sẽ đạt được khi người bệnh được đặt ngồi trước một chậu nước đá, hít một hơi thật dài rồi nín thở và dầm mặt sâu vào dưới nước lạnh. Thực tế, nhịp tim có thể giảm ngay đến hơn 15 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, biện pháp này cần thận trọng khi áp dụng, vì nhiệt độ quá lạnh của nước đôi khi gây cho bạn những sự khó chịu khác thay vì là nhịp tim nhanh.
Thức ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Ngoài việc chế độ ăn uống có thể giúp bạn hồi phục sau khi đã mắc bệnh tim, còn phải đề cập đến những thức ăn giúp bạn ngăn ngừa trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bác sĩ JoAnn Manson đã báo cáo tại một cuộc họp thường niên của American Heart Association rằng, những phụ nữ dùng khoảng 15 miligam beta carotene mỗi ngày có thể giảm đến 40% nguy cơ bị đột quỵ và 22% nguy cơ mắc bệnh tim.
Bác sĩ Manson cũng tường thuật chi tiết kết quả của một cuộc nghiên cứu giữa nguy cơ mắc bệnh tim với các thức ăn giàu vitamin E và beta carotene, với một nhóm đôi tượng gồm 87.245 phụ nữ ở độ tuổi từ 34 đến 59, kéo dài trong 8 năm.
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu này thì những phụ nữ được cung cáp thức ăn giàu vitamin E và beta carotene có nguy cơ mắc bệnh tim tháp hơn những người khác.
Theo như đã biết thì vitamin giúp ngăn ngừa các lớp cặn bám vào thành động mạch, tích tụ lâu ngày làm hẹp động mạch và dẫn đến các triệu chứng đột quỵ cũng như bệnh tim.
Bác sĩ Manson cũng cho biết là phụ nữ sau khi dùng một liều 100 miligam vitamin E, có thể giảm đến 36% nguy cơ mắc bệnh tim. Bà nhân mạnh rằng, cách tốt nhát để giảm nguy cơ mắc bệnh tim là ăn nhiều các thức ăn có chứa vitamin E và beta carotene, như là cà rốt, khoai lang, quả mơ… Một số loại dầu thực vật cũng được biết là rất giàu vitamin E, nhưng chúng kèm theo lượng chất béo quá lớn, và vì thế không có lợi cho việc phòng chông bệnh tim. Nên cân nhắc cả yếu tố này trước khi chọn ra một thực đơn thích hợp cho chê độ ăn của bạn.
Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng nhận biết vai trò của vitamin c trong việc giúp chống lại bệnh tim. Liều cao vitamin c làm giảm ngụy cơ xơ cứng thành động mạch, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 314 người đàn ông và 142 phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 95, chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất trên 58 tuổi và nhóm thứ hai từ 58 tuổi trở xuống. Kết quả cho thây lượng vitamin c đua vào cơ thể giúp máu lưư thông tốt hơn và giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu. Và như thế, nó góp phần làm giảm đáng kể ngụy cơ mắc bệnh tim.
Vitamin c có thể dễ dàng tìm thấy trong rất nhiều loại thức ăn tự nhiên thông thường như các loại rau quả: cam, chanh, quýt, dưa hâu, dâu, cà chua, khoai tây, tiêu, ớt, bắp cải…
Một nguyên tắc chung hiện nay đã được các nhà khoa học cùng nhất trí, là những thức ăn có lượng chất béo cao và làm tăng lượng cholesterol trong máu là kẻ thù của bệnh tim. Để thiết thực chông lại nguy cơ mắc bệnh tim, các nhà khoa học khuyên khích một chế độ ăn thay thế hẳn lượng đạm từ thịt động vật bằng lượng đạm thực vật, nghĩa là từ các loại rau, đậu, củ, quả… Các loại mầm ngũ cốc như giá đậu, mộng lúa mì, lúa mạch… đều được đánh giá cao vì chúng rất giàu đạm thực vật.
Sự luyện tập nhẹ nhàng vẫn có ích
Từ lâu chúng ta vẫn biết rằng những chương trình rèn luyện sức khỏe được áp dụng thường xuyên và triệt để sẽ giúp bạn tránh xa được nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nếu bạn không đủ sức khỏe để khởi sự tham gia một trong những chương trình như thế, bạn vẫn có thể tìm được một phương thức nhẹ nhàng nào đó thích hợp hơn cho mình.
Những cuộc nghiên cứu mới cho thấy rằng sự luyện tập nhẹ nhàng đều đặn vẫn mang lại kết quả tốt cho sức khỏe, dựa trên số calori mà cơ thể phải tiêu tốn đi trong thời gian luyện tập.
Giả sử như, thay vì chạy tại chỗ 30 phút mỗi ngày nghĩa là hơi quá sức của bạn, bạn có thể chỉ cẩn đi bách bộ mỗi lần 10 phút và 3 lần trong một ngày. Hiệu quả đạt được cũng sẽ tương tự như nhau. Mục tiêu cụ thể của bạn ở đây là phải sử dụng từ 1.200 cho đến 2.000 calorỉ năng lượng cơ thể cho việc luyện tập. Với kết quả nghiên cứu mới này, bạn có thể yên tâm chọn cho mình một phương thức rèn luyện cơ thể thích hợp hơn mà không phải gắng sức thái quá.
Nhịn ăn sáng dễ có nguy cơ lên cơn đau tim
Tất nhiên là điều này chỉ xảy ra khi bạn là người đã mắc bệnh tim. Các bác sĩ từ lâu đã nhận biết một điều là hầu hết các cơn đau tim thường xảy ra vào buổi sáng, khoảng vài giờ sau khi bệnh nhân thức dậy. Mặc dù vẫn chưa giải thích chính xác được hiện tượng này, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng những thay đổi của cơ thể vào buổi sáng đã gia tăng nguy cơ lên cơn đau tim.
Một số người cho rằng huyết áp tăng cao hơn và nhịp tim nhanh hơn khi thức dậy là nguyên nhân của vân đề. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng độ bám dính của các chất cặn trong máu tăng cao hơn vào buổi sáng, và do đó làm tăng khả năng lên cơn đau tim.
Một cuộc nghiên cứu tại Memorial University, Newfoundland ở Canada cho thấy là những nguy cơ lên cơn đau tim vào buổi sáng tăng lên đáng kể nếu bệnh nhân không ăn điểm tâm hoặc nhịn ăn vào buổi tôi trước đó, vì những phân tích máu cho thấy độ bám dính của các chất cặn trong máu tăng lên cao hơn bình thường.
Thức dậy trong đêm là một điều nguy hiểm
Để đi đến kết luận này đối với những người mắc bệnh tim, các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc khảo sát cụ thể với 30 bệnh nhân mắc bệnh tim tình nguyện tham gia.
Trong cuộc khảo sát này, tất cả bệnh nhân được mang những máy theo dõi nhịp tim. Máy này tương tự như một máy cát sét nhỏ bạn vẫn thường đeo bên sườn. Một thiết bị nhỏ được gắn áp vào ngực và giúp các nhà khoa học ghi nhận một cách chi tiết mọi diễn biến xảy ra với tim bệnh nhân.
Trong số 30 người, có 21 người thức dậy trong đêm để đi tiểu, hoặc lấy một ly nước uống, hoặc làm một việc gì đó mà phải đi ra khỏi giường. Có người thức dậy đến hai lần trong đêm, và tổng số lần thức dậy của 21 người ấy được ghi nhận là 36 lần. Trong 36 lẩn ấy, có đến 24 lần bệnh nhân bị lên cơn đau tim. Nghĩa là chiếm một tỷ lệ 2 trên 3 lần.
Người bệnh tim thức dậy trong đêm để đi ra ngoài vì một lý do nào đó rõ ràng là rát nguy hiểm. Nguyên nhân tạm thời được giải thích theo với những phản ứng thích nghi của cơ thể. Khi bệnh nhân ngủ, tát cả mọi bộ phận trong cơ thể đều đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi bệnh nhân đột ngột thức dậy trong đêm, các bộ phận cần một thời gian để “thức dậy”, trong đó có tim và các mạch máu. Để thích nghi ngay với trạng thái thức dậy, tim đòi hỏi một lượng máu lớn hơn, vượt quá sức cung cáp của các động mạch vốn đang trong tình trạng bệnh hoạn và làm cho cơn đau tim bộc phát.
Để khắc phục môi nguy hiểm này, người bệnh nên hạn chế việc thức dậy và đi ra khỏi giường ngủ vào ban đêm. Nếu bắt buộc phải làm thế, thì nên thức giẩíc và nằm yên một lúc, sau đó ngồi dậy một lúc nữa, rồi từ từ ra khỏi giường. Việc kéo dài thời gian như vậy cho phép cơ thể có đủ điều kiện để không “thức dậy” quá đột ngột, dẫn đến cơn đau tim.
Người già cần sự ấm áp
Một cuộc nghiên cứu với sự tham gia của 100 người già từ 75 tuổi trở lên, kéo dài trong một năm, đã đi đến kết luận như vậy.
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi nhiệt độ môi trường xuông thấp nhât, lượng fibrinogen trong máu người già có khả năng tăng cao nhất. Fibrinogen làm tăng khả năng đông máu, tạo ra nguy cơ dễ bộc phát những cơn đau tim. Trong những tháng lạnh nhất trong năm, hàm lượng fibrinogen trong máu người già tăng lên đến 23% cao hơn so với những tháng mùa hè.
Một trong những lý do được đưa ra để giải thích hiện tượng này là cơ thể người già kém khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường, nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp mạnh mẽ hơn những người trẻ tuổi.
Như vậy, điều có thể làm được là hãy tìm mọi cách giữ ấm cho người già trong những tháng trời lạnh. Điều đó giảm đi một phần nguy cơ lên cơn đau tim của họ.
Tăng cân, giảm cân, đau tim
Đúng vậy. Các nhà nghiên cứu đã kết hợp được 3 yếu tô’ này với nhau như một hiện tượng thực tế, qua khảo sát 5.127 người ở độ tuổi từ 32 đến 62, trong vòng 2 năm.
Bạn có thể theo đuổi một chế độ ăn uống hoặc một chương trình luyện tập cơ thể thật chặt chẽ nhằm giảm bớt trọng lượng cơ thể.
Bạn có thể lên cân liên tục đến mức béo phì
Trong cả hai trường hợp này, bạn đều có may mắn hơn một trường hợp thứ ba. Đó là giảm cân, rồi tăng cân, rồi giảm cân… Khi ấy, bạn có nguy cơ chết sớm vì bệnh tim cao gấp hai lần so với những người khác.
Thật không may là rất nhiều người hiện nay rơi vào tình trạng nguy hiểm này. Họ mong muôn được giảm cân để có một ngoại hình đẹp hơn chẳng hạn, nhung chẳng bao lâu, họ không duy trì được điều đó và tăng cân lại như cũ, hoặc thậm chí còn hơn thế nữa. Chu kỳ tăng giảm này liên tục lập đi lập lại trong nhiều năm mà họ không biết rằng mình đang có một mối đe dọa rất lớn về sức khỏe.
Các bác sĩ không giải thích được vì sao sự thay đổi tăng giảm trọng lượng cơ thể như thế lại gây nguy hiểm. Nhưng kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng thậm chí những người “béo phì” vẫn được xem là “an toàn” hơn những người biến động liên tục trọng lượng cơ thể. Một trong những nhận xét được đưa ra là cơ thể họ thường có khuynh hướng tích lũy chất béo nhiều hơn người thường. Chất béo cao là một nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tim.
Lời khuyên cho bạn ở đây là, nếu đã giảm cân, đừng để tăng cân lại nữa. Nhưng khôn ngoan hơn là đừng bao giờ áp dụng bừa bãi những chế độ ăn kiêng nhằm giảm cân mà không có ý kiến của y bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu khi lên cơn đau tim bạn nên biết
Bình luận về bài viết