Nuôi con bằng sữa mẹ
Trẻ sơ sinh ăn gì tốt nhất? Về vấn đề này, cho dù trước kia hay ngày nay, đều có một quan điểm chung là: Sữa mẹ là chất dinh dưỡng tốt nhất!
Nhưng tình hình nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay đang khiến người ta lo ngại. Với đà phát triển nhanh chóng của sản phẩm thức ăn thay thế, có rất nhiều bà mẹ trẻ hoặc cho rằng cho con bú quá nhiều phiền phức, hoặc sợ cho bú sẽ làm thay đổi thể hình mà không muôn cho con bú sữa mẹ. Các nhà sản xuất sản phẩm thức ăn thay thế ngày nay đang cố gắng đạt được mục tiêu thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sữa nhân tạo ngang với sữa mẹ. Sữa người là do thiên nhiên ban tăng, nhiệt độ vừa phải, sạch sẽ, không có vi khuẩn, cho ăn thuận tiện. Còn sữa nhân tạo thì nào là phải pha chế, đun nấu, điều chỉnh nhiệt độ, khử trùng, cất giữ, dễ bị ô nhiễm, đủ thứ phiền phức. Hơn nữa, sản phẩm sữa thay thế dễ làm cho trẻ béo phì.

Theo thống kê, trẻ 1 tuổi ăn sữa nhân tạo bị chứng béo bì cao hơn 6 lần so với trẻ bú sữa mẹ. Đối với các bà mẹ sợ sau khi cho con bú thân hình thay đổi, chỉ cần chú ý gìn giữ bộ ngực khi cho con bú và sau khi cho con bú, nói chung không ảnh hưởng gì đến thể hình.
Vì sức khỏe đời sau của nhân loại, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra yêu cầu: Tất cả các trẻ sinh ra sau 4 tháng cần được bú sữa mẹ.
Sữa mẹ có tác dụng tốt cho con trẻ
1. Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng thiên nhiên của trẻ, các thành phần phong phú của nó thích hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh, như hàm lượng chất vô cơ trong sữa mẹ có lượng vừa phải, không như sản phẩm thức ăn thay thế cố quá nhiều chất vô cơ, dễ làm cho thận của trẻ phải chịu phụ tải quá nặng, dễ sinh ra sốt và các triệu chứng khác.
2. Sữa mẹ không bị ô nhiễm, thanh khiết, vệ sinh, không làm tổn thương đến sức khỏe của trẻ.
3. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể, đó là một chất có tác dụng bảo vệ trẻ, tăng cường sức miễn dịch cho trẻ, và có thể phòng phản ứng quá mẫn cảm. Cho dù ngày nay, khoa học kỷ thuật cao có thể chế biến các thành phần trong sản phẩm thức ăn thay thế gần giống thành phần sữa mẹ, nhưng vẫn không có cách nào đưa chất miễn dịch chống bệnh vào trong sản phẩm thay sữa.
Đặc biệt phải coi trọng cho con bú sữa đầu, vì sữa dầu có nhiều chất miễn dịch nhất. Tốt nhất là cho con bú hết sữa kể từ lúc có sữa cho đến sau một tuần có sữa. Do thành phần sữa mẹ trong giai đoạn sau khi đẻ không lâu so vứi sản phẩm sữa thay thế có sai biệt rất lớn, cho nên nếu bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ giảm xuống rất nhiều.
4. Thành phần của sữa mẹ thích hợp nhất với khả năng tiếp nhận tiêu hóa của ruột, dạ dày trẻ, có thể giảm tỷ lệ tiêu hóa không’tốt và dau bụng tiêu chảy của trẻ. So sánh nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng thức ân thay thế, tỷ lệ đau bụng ỉa chảy có thể giảm hơn 10 lần, ngoài ra còn có thể phòng chứng quá mẫn cảm do ăn sữa bò gây ra.
5. Sữa mẹ có thể thúc đẩy tăng trưởng trí lực cho trẻ. Những chất có trong sữa mẹ có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và hình thành tổ chức ngoại vi của dây thần kinh.
6. Sữa mẹ có thể giúp trẻ phòng chứng thiếu kẽm.
7. Cho con bú sữa mẹ có thể tăng thêm giao lưu tình cảm giữa mẹ và con. Mẹ quan tâm tới con, tiếp xúc da thịt giữa mẹ và con có lợi cho việc hình thành nhân cách và tâm lý bình thường của trẻ.
8. Động tác bú sữa có lợi cho sự phát triển bình thường của răng trẻ. Thông qua quan sát, các nhà khoa học phát hiện, tỷ lệ phát triển răng dị hình ở trẻ bú thức ăn thay thế cao hơn 40% so với trẻ bú sữa mẹ.
Sữa mẹ có tác dụng tốt đối với bản thân người mẹ.
1. Trẻ bú sữa mẹ làm kích thích đầu vú, có thể thúc đẩy tử cung của mẹ co lại do phản xạ, tăng tốc độ tử cung phục hồi nguyên dạng, giảm xuất huyết.
2. Tỷ lệ phát sinh ung thư và ung thư buồng trứng của phụ nữ cho con bú giảm rõ rệt.
3. Cho con bú sữa mẹ có lợi cho việc khôi phục thể hình bình thường của người mẹ giúp bảo vệ sắc đẹp: Một là, sau khi đẻ sản phụ có rất nhiều mỡ tích tụ ở cánh tay và đùi, những chỗ tích mỡ này chỉ có thông qua con bú mới ioại trừ được. Hai là, sau khi cho con bú, kích thích chất thúc sữa (prolactin) tác dụng đến tế bào thượng bì của vú và dây chằng vú, có thể ngăn chặn vú sa xuống. Ba là, bú sữa mẹ có thể thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn dinh dưỡng của mẹ, tránh được béo mập do trong thời gian ở cữ ăn vào quá nhiều chất dinh dưỡng gây ra.
4. Cho con bú tiện lợi, tiết kiệm thời gian khiến cho thời gian nghỉ của mẹ nhiều hơn, phục hồi sức khỏe nhanh hơn, con ít bệnh, cha mẹ đỡ lo âu.
Đương nhiên, khi bạn quyết định cho con ãn loại thực phẩm tốt nhất – sữa mẹ, xin chú ý các mặt sau đây, mới có thể làm cho sữa ra nhiều, dể bảo đảm cung cấp lương thực cho trẻ:
1. Kiên định lòng tin cho con bú sữa mẹ. Bắt đầu từ lúc mang thai đã cần có quyết tâm cho con bú sữa mẹ. Các quan sát chứng minh: những người mẹ có quyết tâm cho con bú sữa mẹ có tình hình bài tiết sữa khác xa những người mẹ không quyết tâm cho con bú sữa.
2. Thường xuyên cho con mút đầu vú, kích thích đầu vú vừa phải có tác dụng giúp bài tiết sữa. Tốt nhất một ngày mút vú 10 – 12 lần, mục đích cũng là để cho sữa bài tiết nhiều hơn. Khi xác định đúng là sữa mẹ không đủ, không nên tùy tiện cho trẻ ăn thêm sản phẩm sữa thay thế. Sau khi trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế, năng lực mút vú giảm kích thích đối với đầu vú giảm hoặc lượng mút vú giảm, không hút hết sữa, bài tiết sữa sẽ giảm.
4. Người mẹ phải bảo đảm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tính tình vui vẻ, chú ý phòng bệnh.
Trường hợp nào không nên cho con bú sữa mẹ?
Sữa mẹ là thức ăn lý tưông nhất của trẻ, cần phải đề cao việc mẹ cho con bú. Nhưng sữa mẹ cũng không phải bất cứ lúc nào, bất cứ tình hình nào cũng thích hợp cho con bú. Chỉ khi nào thân thể của mẹ khỏe mạnh thì sữa mẹ mới là thực phẩm tốt nhất cho con. Nếu người mẹ cho con bú có bệnh nào đó hoặc uống loại thuốc nào đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của sữa và sức khỏe của cả mẹ và con, lúc này không nên cho con bú, như:
1. Khi người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh tim triệu chứng nặng, bệnh thận, bệnh tiểu dường, bệnh ung thư hoặc sức khỏe suy nhược, đầu vú tưa, sưng hoặc bị viêỉh tuyến vú năng.
2. Khi người mẹ cho con bú lại có thai lần nữa.
3. Khi người mẹ cho con bú uống các loại thuốc sau:
♦ Chất kháng khuẩn:
Penicilline, Streptomycine có thể dẫn đến phản ứng quá mẫn cảm cho trẻ và sinh ra lờn thuốc. Chloromycetin có thể dẫn đến chứng Gray syndrome và sinh ra độc tính đối với tủy xương, Streptomycine có thể làm cho răng của trẻ vàng. Đối với trẻ thiếu G6DP (Glucose – 6 phosphate dehydrogenase), nếu người mẹ uống thuốc có kháng amonia sau đó cho con bú, thì trẻ có nguy cơ thiếu máu có tính máu loãng. Flagul (con gọi là metronidzole) có tác dụng thay đổi mùi vị sữa.
♦ Iode và Bromide
Iode ảnh hưởng phát triển và công năng tuyến giáp trạng. Bromide có thể gây cho trẻ bệnh về khứu giác và thích ngủ.
♦ Morphine
- Có thể gây trúng độc cho trẻ.
- Nếu do các nguyên nhân khác nhau không cho con bú được thì người mẹ phải định giờ vắt sữa ra, để tránh sau khi bệnh không có sữa.
Làm thế nào tính toàn nhu cầu sữa bò mỗi ngày của trẻ?
Do các nguyên nhân khác nhau, khi không dùng sữa mẹ nuôi con được thì chỉ có cách nuôi bộ, điều đó liên quan đến vấn đề lượng sữa thích hợp cho trẻ mỗi ngày là bao nhiêu? Do đó phải tính toán lượng sữa bò cần thiết mỗi ngày cho trẻ, tránh cho trẻ ăn không no ảnhhưỏng dến sinh trưởng phát triển của trẻ, hoặc ãn quá no làm hỏng ruột, dạ dày, xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa…
Đối với trẻ dưới nửa năm. Lượng sữa bò cần thiết mỗi ngày cho trẻ có thể theo công thức: lOOml/kg/ ngày. Như: trẻ 5 tháng, thể trọng 6kg, mỗi ngày cần tổng lượng sữa bò là lOOml X 6 = 600ml.
Theo thời gian lớn lên của trẻ, thức ãn phụ tăng dần. Lượng sữa bò có thể giảm dần, đến tròn 1 tuổi, vì đã có thể ãn được thịt và thực phẩm có chứa protein, mồi ngày lượng sữa bò chỉ cần 600 – 700 ml. Nếu cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến các thức ăn phụ khác không ăn đầy đủ mà không có lợi cho sức khỏe.
Bình luận về bài viết