Ngày nay, một gia đình thường chỉ có một hoặc hai đứa con, điều kiện kinh tế tốt hơn, trẻ muốn ăn gì cũng có ngay, lại thêm các bậc cha mẹ nuông chiều, rất dễ làm cho trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn nào đó, không thích ăn một số thức ăn khác, đó là hiện tượng khảnh ăn. Khảnh ăn là thói quen ăn uống không tốt, gây trở ngại hấp thu toàn diện chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ.

Trẻ chỉ ăn thịt, không ăn rau
Do thịt là loại thức ăn protein, ăn nhiều làm nhiệt lượng quá thừa, trẻ sẽ bị béo phì; lại do thiếu các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể, các loại bệnh như bệnh thiếu máu cũng dễ phát sinh, ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của trẻ. Thịt được coi là “thức ăn có tính acid”, có thể phá vỡ sự cân bằng acid- kiềm trong cơ thể, làm cho thể chất nghiêng về tính acid, mà thể chất tính acid dễ ỏ bệnh.
Ăn thịt quá nhiều còn ảnh hưởng đến đại não. Trẻ có biểu hiện không chịu đựng được lao động mệt nhọc, rất dễ mệt mỏi, chỉ hơi lao động là đã cảm thấy mệt, thở hổn hển khi học, phản ứng chậm chạp, tư duy không nhanh nhậy, nếu nặng có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, nhất là trẻ đang trong thời kỳ phát triển, chỉ ăn thịt không ãn rau sẽ nguy hại lớn.
Trẻ không ăn thịt và chế phẩm từ đậu
Protein là một trong những “vật liệu kiến trúc” của cơ thể người, không ăn thức ăn có nhiều protein như thịt và chế phẩm- từ đậu, sự sinh trưởng phát triển của cơ thể sẽ thiếu “vật liệu kiến trúc”, trẻ không lớn nổi. Ăn chay làm cho nguyên liệu tạo máu trong cơ thể thiếu nguồn cung cấp mà sinh ra hiện tượng thiếu máu; kinh nguyệt của trẻ gái cũng vì cơ thể phát triển không tốt mà rối loạn, tử cung phát triển không tốt, ảnh hưởng đến mang thai và sinh đẻ sau này. Ăn chay còn có thể sinh ra phù thũng do dinh dưỡng không tốt, hạ thấp khả năng kháng bệnh của cơ thể. Tất cả những điều đó ảnh hưỏng rất lớn đến phát triển thể chất và trí lực của trẻ.
Trẻ ham ăn ngọt
Ăn quá nhiều thức ăn ngọt có thể làm cho trẻ giảm ham muốn ăn uống, thấy cơm là lắc đầu, do đó dẫn đến toàn thân mệt mỏi vô lực, dinh dưỡng mất điều hòa; ăn nhiều thức àn ngọt còn trở ngại xương canxi hóa, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của xương.
Trẻ ăn mặn
Nhân dân ta nói chung đều ăn lượng muối khá nhiều, do ảnh hưởng của cha mẹ, rất nhiều trẻ ăn lượng muối hàng ngày cũng vượt quá tiêu chuẩn. Trẻ ăn quá mặn hoặc trẻ thích ăn thức àn có lượng muối nhiều, sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim và thận. Những trẻ mắc bệnh thận hoặc bệnh tim càng không nên ăn nhiều muối, bệnh vôn có sẽ nặng thêm. Thức ăn thức uống có thành phần muôi nhiều cũng không lợi cho việc giảm triệu chứng hen suyễn. Trẻ dễ cảm mạo, ăn mặn cũng là một nguyên nhân. Một phần nguyên nhân của người lớn tuổi mắc bệnh cao huyết áp cũng có thể do lúc nhỏ có thói quen thích ăn mặn.
Ăn nhiều đậu
Đậu có nhiều protein thực vật, có lợi cho sinh trưởng của cơ thể, nhưng nếu quá cực đoan ăn nhiều đậu, thì dễ “kết duyên” với bệnh tim, cho nên đậu tuy tốt, nhưng ăn quá nhiều thì lại có hại.
Các bậc cha mẹ phải giáo dục con bất cứ rau quả thịt cá mặn ngọt chua cay đều phải coi là thực phẩm cần ăn, không nên bỏ loại này, chỉ ăn loại kia.
Theo một số nhà dinh dưỡng học: một người một ngày phải ăn hơn 10 loại thức ăn khác nhau mới coi là cân bằng dinh dưỡng. Các bậc cha mẹ có thể cho con trẻ ăn như thế được không?
Bình luận về bài viết