Yoga theo nguồn gốc chữ Phạn là kết hợp, kết hợp giữa thể xác và tinh thần, giữa con người với Vũ trụ, kết hợp Bản ngã cá nhân, ý thức cá nhân với ý thức Vũ trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, giữa cái hữu hạn với cái vô hạn.

Yoga là gì?
Có thể nói một cách vắn tắt Yoga là một phương pháp rèn luyện qua đó con người có thể ngăn ngừa, đẩy lùi bệnh tật và tăng cường sức khoẻ, đồng thời qua đó có thể phát triển trí tuệ lên cao không ngừng, đạt tới sự hiểu biết bản thân và xã hội rất sâu và con người vì thế mà trở nên hạnh phúc…
Về chữa bệnh: Theo quan điểm của Yoga thì bệnh tật, những rối loạn của cơ thể là kết quả của những thiếu sót trong lối sống, của những thói quen xấu, của thiếu những kiến thức đúng đắn có liên quan đến nếp sống cá nhân, và của chế độ ăn uống không phù hợp. Do mất cân bằng nội tại nên một số chức năng của cơ thể bị giảm sút nhanh hoặc từ từ. Cho nên mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh để cơ thể trở lại cân bằng.
Chuyên gia Yoga chỉ vạch ra cho người bệnh con đường để chữa bệnh và họ chỉ làm cố vấn cho người bệnh. Quá trình điều trị bệnh tật bằng Yoga phải điều chỉnh cả 3 vấn đề:
- Chế độ ăn uống.
- Tập luyện các tư thế (Asana) thích hợp.
- Tập thiền, thở và có kiến thức đúng đắn về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống cá nhân.
Trên thực tế tuỳ theo tình trạng bệnh và điều kiện cơ thể của mỗi người mà luyện tập Yoga ở mỗi người khác nhau. Đa số trường hợp chỉ cần tập luyện đều đặn một số Asana (tư thế) là đủ để chữa bệnh. Một số bệnh khác tập luyện Asana kết hợp với tập thở và tập trung tư tướng ở trạng thái thiền sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
Viện Yoga Ấn Độ nghiệm thấy phần lớn các bệnh được chữa trong vòng hai tháng tập luyện. Có một số trường hợp lâu hơn khoảng bốn tháng thậm chí có thế nhiều hơn. Đó là những người bị bệnh đái tháo đường, táo bón, bệnh bại liệt ở trẻ em, bệnh Parkison, béo phì, ung thư, bệnh tâm thần…
Người tập phải căn cứ vào bệnh tình và thể lực của mình mà thực hiện các Asana. Theo giáo viên hướng dẫn, người tập tập những Asana phù hợp với bệnh tật và khả năng của mình thì cảm thấy khoẻ lên và bệnh tình thuyên giảm. Khi đó việc thực hiện các Asana tốt hơn và thậm chí làm được cả những Asana khó mà lúc đầu không thể làm được. Do đó người tập phải luôn chú ý tới tính cá thể và tính phù hợp đế quá trình tập luyện có hiệu quả cao tránh được những phản ứng tiêu cực có thế xảy ra.
Thực chất, tập luyện Yoga không phải là phương thuốc chữa bệnh mà nó giúp cơ thể có sự hoạt động cân bằng, tập luyện Yoga còn làm cho cơ thể được tráng kiện, khả năng miễn dịch cao, ít ốm đau do:
- Các cơ bắp, xương, khớp và cột sống vừa rắn chắc, mềm mại và linh hoạt.
- Các hệ cơ quan trong cơ thể như: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh… hoạt động tốt.
- Các tuyến nội tiết hoạt động cân bằng làm tốt chức năng của mình.
- Tinh thần được vững mạnh, hài hoà, có khả năng kiểm soát được xúc cảm, có năng lực tập trung tư tưởng chống xao lãng và có năng lực tự chủ bản thân ngày càng cao, tính tự tin tốt hơn.
Như vậy, tập luyện Yoga là phương pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất và phục hồi sức khoẻ mau chóng nhất, đồng thời giúp cho ta cân đối, hoà hợp tốt giữa hai yếu tố thê chất và tinh thần, sẽ đưa đến những hiệu quả tốt đẹp trong mọi hoạt động xã hội và trong đời sống riêng.
Có thể nói Yoga là phương pháp rèn luyện rất toàn diện và thích hợp với tất cả mọi người và mọi lứa tuổi. (Trẻ em 4 tuổi có thể tập thiền, trên 13 tuổi có thể tập Asana).
Triết lý của Yoga

Triết lý của Yoga nằm trong Astaunga Yoga: Tám bước đạt tới sự hoàn thiện.
Mục tiêu của Yoga là đạt tới hạnh phúc hoàn hảo và phưcmg pháp đạt tới mục tiêu đó nằm ở sự phát triển toàn diện của cơ thể và tâm trí. Mặc dù cơ thể và tâm trí có thể được hoàn thiện dần dần qua các phương pháp tự nhiên, nhưng cũng có phương pháp được xây dựng đê phát triển cá nhân nhanh hơn.
Có tám phần của phương pháp này, và do mục tiêu của phương pháp là hợp nhất (yoga) với Ý thức Vũ trụ nên nó cũng được gọi là Astaunga Yoga, hay Yoga tám bước. Hai bước đầu tiên là thực hành Yama và Niyama, hay các nguyên tắc đạo đức hướng dẫn sự phát triển của con người. Sự cần thiết của đạo đức ở đây là ờ chỗ nhờ kiểm soát hành vi, chúng ta có thể đạt tới trạng thái sống cao hơn. Vấn đề không phải là chỉ đơn thuần theo một nguyên tắc nào đó chỉ vì đó là một nguyên tắc. Đúng hơn, mục tiêu là để đạt tới sự hoàn thiện của tâm trí. Khi tâm trí đã hoàn thiện thì không còn vấn đề “các nguyên tắc” bởi vì lúc đó ý muốn làm điều gì tổn hại đến bản thân hoặc người khác không còn tồn tại trong tâm trí nữa – đó là trạng thái cân bằng hoàn hảo. Yama có nghĩa là “cái kiểm soát”, và việc thực hành Yama có nghĩa là kiểm soát các hành vi liên quan đến ngoại giói. Trong cuốn sách Hướng dẫn hành vi con người, Shrii Shrii Anandamurti đã giải thích rõ ràng các khía cạnh khác nhau của Yama và Niyama, một cách giải thích rất rõ ràng và cũng thực tế cho con người của thế kỷ 21.
Bước thứ ba của Astaunga Yoga là Asana. Một asana là một tư thế được giữ cố định một cách thoải mái. Đây là phần nổi tiếng nhất của Yoga, nhưng nó cũng thường bị hiểu sai. Asana không phải là các bài tập thông thường như thể dục. Asana là những bài tập đặc biệt có hiệu quả cụ thể lên các tuyến nội tiết, các khớp, cơ bắp, dây chằng và dây thần kinh.
Khía cạnh quan trọng nhất của asana là tác động lên các tuyến nội tiết, noi tiết xuất hóc môn trực tiếp vào máu. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến tuy, tuyến ức, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp trạng, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng). Nếu một trong các tuyến trên tiết xuất quá ít hoặc quá nhiều thì cơ thể sẽ có vấn đề.
Bên cạnh việc mang lại sức khoẻ thể chất, các asana có một ảnh hưởng quan trọng đối với tâm trí. Khi hoạt động của các tuyến được cân bằng, điều này giúp cho sự cân bằng của tâm trí. Cũng nhờ làm mạnh lên các trung tâm thần kinh các asana giúp kiểm soát các khuynh hướng tâm trí (vrttis) ở các trung tâm này. Theo nghiên cứu có năm mươi các khuynh hướng tâm trí được phân bổ ở sáu luân xa thấp của cơ thể.
Phần thứ tư của Astaunga Yoga là Pranayama hay kiểm soát năng lượng sức sống. Pranayama cũng là phần luyện tập nổi tiếng của Yoga nhưng nguyên tắc của cách luyện tập này thường không được giải thích rõ.
Yoga định nghĩa cuộc sống như trạng thái tồn tại song song của sóng thể chất và tâm trí trong quan hệ với năng lượng sức sống. Các năng lượng sức sống này gọi là các vayu hay “khí”. Có mười loại khí vayu trong cơ thể con người, chúng chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyển động bao gồm thở, lưu thông máu, bài tiết, vận động tứ chi… Điểm kiểm soát của tất cả các khí vayu này là một cơ quan gọi là Pranendriya. (Pranendriya, giống như các luân xa, không phải là một cơ quan giải phẫu). Cơ quan Pranendriya này cũng có chức năng nối các giác quan với một điểm trên não. Pranendriya nằm ở giữa ngực và nó đập theo nhịp hô hấp.
Trong pranayama có một quá trình đặc biệt điều chinh hơi thở để nhịp của Pranendriya dừng lại và tâm trí trở nên yên tĩnh. Điều này giúp cho thiền định rất nhiều. Pranayama cũng điều chỉnh lại sự cân bằng của năng lượng sức sống trong cơ thể. Luyện tập Pranayama là một bài tập phức tạp và có thê nguy hiếm nếu không được chỉ dạy và hướng dẫn bởi một người thầy có khả năng.
Bước thứ năm của Astaunga Yoga là Pratyahara có nghĩa là rút tâm trí khỏi sự gắn bó với các đối tượng bên ngoài. Trong thiền định yoga, đó là quá trình người tập thiền thu rút tâm trí về một điểm trước khi nhắc câu chú mantra. Phần thứ sáu của Astaunga Yoga là Dharana. Dharana có nghĩa là tập trung tâm trí vào một điểm cụ thể. Trong bài thiền cơ bản, người tập đưa tâm trí tới một luân xa nhất định, đó là hạt nhân tâm trí và tâm linh của người đó. Điểm này (gọi là Ista Cakra) khác nhau ở từng người và do người thầy dạy thiền chỉ dẫn khi khai tâm. Khi tâm trí được tập trung vào điểm đó, quá trình niệm câu chú mantra bắt đầu. Khi mất tập trung, người tập phải lặp lại quá trình đưa tâm trí trở về điểm tập trung đó. Việc luyện tập mang tâm trí đến một điểm tập trung là một dạng của Dharana.
Khi một người thành thạo kỹ năng Dharana, người đó có thể học bước thứ bảy của Astaunga Yoga là Dhyana. Trong quá trình này, trước hết tâm trí được mang đến một luân xa cụ thể, sau đó được hướng theo một luồng chảy liên tục tói Ý thức Tối cao. Luồng chảy này tiếp tục tói khi tâm trí hoàn toàn bị thu hút vào Ý thức Tối cao. Quá trình này phức tạp và chỉ được dạy khi người tập đã luyện tất cả các bước trước đó, đặc biệt là Dharana.
Dhyana giúp hoàn thiện lớp tâm trí tinh vi nhất và dẫn người tập tới bước cuối cùng của Astaunga Yoga là Samadhi.
Samadhi không giống bảy bước nêu trên bởi nó không phải là một bài tập mà đúng hơn là kết quả cúa các phần khác cúa Astaunga Yoga. Đó là thu hút tâm trí vào Ý thức Tối cao. Có hai dạng Samadhi là nirvikalpa và savikalpa. Savikalpa là trạng thái nhập định chưa hoàn toàn. Trong savikalpa samadhi người tập cảm thấy “Tôi là Ý Thức Tối Cao”, nhưng trong nirvikalpa samadhi không còn cảm giác cái “Tôi” nữa. Ý thức cá nhân hoàn toàn hoà nhập với Ý thức Vũ trụ.
Những ai đã có kinh nghiệm trạng thái này không thể giải thích hoặc miêu tả được nó bới vì nó diễn ra khi tâm trí ngưng hoạt động. Cách duy nhất mà họ có thể biết được họ đã kinh nghiệm trạng thái này là sau khi tâm trí thoát khỏi trạng thái nhập định. Khi đó họ kinh nghiệm các sóng của hạnh phúc tột cùng và có thể biết rằng họ đã trải qua trạng thái nirvikalpa samadhi. Việc đạt tới trạng thái samadhi là kết quả của nhiều năm luyện tập trong kiếp này, hoặc kiếp trước hoặc nhờ ân huệ của người Thầy. Nó là đỉnh cao của hàng triệu năm tiến hoá từ những dạng sống thấp hơn cho tới kiếp người và cuối cùng là hoà nhập với Cội nguồn của tất cả hiện hữu.
Bình luận về bài viết